10 Sai lầm dùng dàn âm thanh dễ hỏng nhất hay mắc phải

Dưới đây là một số sai lầm phổ biến mà người dùng dàn âm thanh thường mắc phải, dẫn đến việc làm hỏng hoặc giảm chất lượng của hệ thống âm thanh:

  1. Không kiểm tra dung lượng và công suất của ampli: Sử dụng ampli có công suất quá thấp so với loa có thể gây ra biến dạng âm thanh và hỏng hóc hệ thống.
  2. Đặt loa gần tường: Đặt loa quá gần tường có thể tạo ra âm thanh phản xạ và ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh.
  3. Không sử dụng đúng dây loa: Sử dụng dây loa không đủ đường kính hoặc chất lượng có thể làm giảm chất lượng âm thanh.
  4. Không cân chỉnh cân bằng âm thanh: Bạn cần điều chỉnh cân bằng âm thanh sao cho phù hợp với loại nhạc và không gian sử dụng. Sự cân chỉnh không đúng có thể làm hỏng loa và ampli.
  5. Không bảo quản đúng cách: Đặt

    hệ thống âm thanh ở nơi có nhiệt độ và độ ẩm cao có thể gây hại cho các thành phần bên trong.

  6. Không sử dụng bộ lọc nguồn điện: Sự biến động trong nguồn điện có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của ampli và làm hỏng hệ thống âm thanh.
  7. Không kiểm tra và làm sạch định kỳ: Bụi bẩn có thể tích tụ trên các thành phần của hệ thống, gây giảm hiệu suất và hỏng hóc.
  8. Không sử dụng đúng cách các công nghệ bảo vệ: Nếu hệ thống âm thanh có các tính năng bảo vệ như quá nhiệt độ, quá tải, hãy đảm bảo bạn sử dụng chúng đúng cách.
  9. Sử dụng loa không tương thích: Sử dụng loa có độ trở không phù hợp với ampli có thể làm hỏng cả ampli và loa.
  10. Không thực hiện bảo dưỡng định kỳ: Hệ thống âm thanh cũng cần bảo dưỡng định kỳ như bất kỳ thiết bị điện tử nào khác để đảm bảo hoạt động ổn định và lâu dài.

Để tránh những sai lầm này, việc đầu tư thời gian để hiểu rõ về hệ thống âm thanh và thực hiện bảo trì định kỳ là quan trọng.

Hầu hết người dùng đều mắc 10 sai lầm dùng dàn âm thanh dễ hỏng nhất này khiến tuổi thọ của thiết bị bị rút ngắn nhanh chóng, thời gian sử dụng không bền bỉ, thường xuyên hư hỏng, trục trặc phải nhờ đến thợ sửa chữa, khắc phục sự cố.

Ngoài dùng để giải trí, dàn âm thanh còn là một trong những món đồ nội thất giúp cho không gian nhà bạn trở nên sang trọng, hiện đại hơn. Tuy nhiên, quá trình sử dụng lâu dài hay không đúng cách sẽ khiến thiết bị mắc một số sự cố, lỗi kỹ thuật như phát ra âm thanh tệ, dở, không như ý muốn.

10 Sai lầm dùng dàn âm thanh dễ hỏng nhất hay mắc phải

10 Sai lầm dùng dàn âm thanh dễ hỏng nhất hay mắc phải
Dàn âm thanh nhà bạn đang sử dụng tốt thì đột ngột bị trục trặc, có tiếng kêu ù rè, không hoạt động được nữa. Bạn chưa tìm được nguyên nhân cũng như đưa ra cách khắc phục hiệu quả. Bạn không biết phải xử lý làm sao, sửa chữa như thế nào để thiết bị trở lại như bình thường.

Vậy thì, bạn đừng bỏ qua bài viết này, Appongtho.vn sẽ tổng hợp 10 sai lầm dùng dàn âm thanh dễ hỏng nhất sau đây, cùng theo dõi nhé!

Setup dàn âm thanh không đúng kỹ thuật, sai cách

Chắc hẳn, ít ai biết rằng, việc lắp đặt dàn âm thanh không đúng kỹ thuật chính là nguyên nhân làm cho chất lượng thiết bị bị ảnh hưởng. Dù được cam kết sản phẩm rất bền bỉ, nhưng khi mang về nhà sử dụng, bạn không hiểu sao dàn âm thanh lại hay xảy ra vấn đề.

Nguyên nhân có thể xuất phát từ sai lầm Setup trong quá trình vận hành ban đầu. Nhiều người rất tự phát, không quan tâm đến những thông số kỹ thuật hoặc cách thức được nhà sản xuất ghi sẵn trên giấy hướng dẫn.

Hậu quả là dàn âm thanh thường xuyên có các âm lạ, tuổi thọ đang dần bị rút ngắn đi, dễ hư hỏng. Do đó, bạn lưu ý, không phải chỉ cần sở hữu một sản phẩm cao cấp là sẽ có được âm thanh chất lượng.

Việc Setup dàn âm thanh đòi hỏi ở người thực hiện một lượng kiến thức nhất định mới cho thành phẩm trọn vẹn, phát huy hết khả năng của hệ thống. Nếu bạn đang rơi vào tình huống này, thì hãy chú ý hơn trong lúc lắp đặt nhé!

Hoặc, khi không đủ tự tin vào kinh nghiệm và kiến thức của mình, bạn có thể nhờ đội ngũ thợ điện tử chuyên nghiệp trợ giúp. Với tay nghề cùng chuyên môn của mình, họ sẽ giúp bạn nhanh chóng kết nối được hệ thống dàn âm thanh mà không gặp bất cứ sự cố gì.

Một lời khuyên cho bạn là hãy kiểm tra sản phẩm thật cẩn thận, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, lắp đặt rồi mới tiến hành Setup nhé! Có như vậy bạn mới yên tâm sử dụng mà không sợ sản phẩm của mình dễ hư hỏng trong quá trình dùng.

Setup dàn âm thanh không đúng kỹ thuật, sai cách là sai lầm cơ bản nhất

Sử dụng nguồn điện không sạch khiến thiết bị dễ hư hỏng

Sử dụng nguồn điện không sạch sẽ cũng là một trong 10 sai lầm dùng dàn âm thanh dễ hỏng nhất hiện nay. Thiết bị dù cao cấp đến đâu thì nguồn điện không sạch cũng sẽ biến chúng trở nên vô dụng, không còn chất lượng nữa.

Dàn âm thanh cũng giống như nhiều dụng cụ điện tử khác trong gia đình, cần sử dụng điện năng để hoạt động, phát ra âm thanh. Chính vì thế, để có được chất lượng âm thanh tốt nhất, bạn nhất định phải cung cấp cho hệ thống của mình một nguồn điện ổn định, sạch sẽ.

Nhiều người thường hay mắc sai lầm khi chỉ chọn nguồn điện chỉ ở mức 220V và quan niệm rằng như vậy là đủ. Thế nhưng, trong quá trình vận chuyển từ trạm hạ thế cho đến ổ cắm điện nhà bạn, dòng điện đã bị nhiễm ít nhiều các loại sóng điện từ khác nhau như bóng đèn huỳnh quang, sóng Radio, thiết bị sạc, sóng không dây,…

Từ đó, dòng điện sẽ không thể còn nguyên mức điện thế 220V, bị “bẩn” đi gây tác hại rất lớn về chất lượng hình ảnh cũng như âm thanh. Để không mắc sai lầm cơ bản này, khi sử dụng dàn âm thanh, bạn nên dùng thêm những thiết bị lọc và làm ổn định nguồn điện.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dạng thiết bị lọc, làm ổn định nguồn điện, cho nên bạn cần thận trọng lựa chọn. Một mẹo nhỏ là bạn hãy ưu tiên chọn loại không sử dụng các linh kiện lọc chủ động như tụ, cảm, điện trở, biến trở. Bởi, những loại này có thể sẽ ít nhiều có tác động đến dải trầm và độ động.

Ngoài ra, bạn cũng tránh sử dụng ổn áp để cân bằng mức điện thế, vì nó khiến âm thanh bị ảnh hưởng về mặt độ động cũng như tiếng trầm bị bó đi không ít. Thay vào đó, bạn hãy chọn biến thế cách ly hoặc thiết bị có chuyển đổi từ AC sang DC và tái tạo lại dòng AC đủ điện thế.

Sai lầm trong việc sử dụng nguồn điện không “sạch” với mức điện thế không đủ do bị nhiễm “bẩn” từ các loại sóng điện từ

Quan niệm dây dẫn điện nào cũng giống nhau

Người mới làm quen với hệ thống dàn âm thanh thường hay mắc phải quan niệm sai lầm này. Họ hay hạn chế đầu tư cho nguồn điện “sạch” cũng như dây dẫn điện mà chủ yếu chỉ tập trung vào nâng cấp chất lượng loa, Amply hay đầu đọc.

Song, nếu đã có sự chuẩn bị và tìm hiểu tỉ mỉ, bạn sẽ biết được rằng dây dẫn tốt đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với một dàn âm thanh. Nó không chỉ giúp giảm nhiễu hiệu quả trong lúc truyền tải tín hiệu giữa hai thiết bị mà còn phát huy được băng thông âm thanh một cách tối ưu nhất.

Cụ thể, khi bạn muốn nhìn thấy đầy đủ khả năng trình diễn của một bộ thiết bị âm thanh, thì dây dẫn tốt là điều kiện cần. Quy tắc hàng đầu bạn không được bỏ qua khi chọn mua, sắm dây dẫn cho hệ thống dàn âm thanh là mua theo thứ tự.

Đầu tiên, bạn sẽ mua dây nguồn trước, sau đó đến dây Digital, dây tín hiệu và cuối cùng mới là dây loa. Bạn nên đầu tư mua các loại dây dẫn này cùng một thương hiệu, nguồn gốc để đảm bảo về độ phù hợp hơn phối nhiều dòng. Nếu có phối nhiều dòng, bạn cần phải phối những dòng chuẩn chất lượng mới tốt.

10 Sai lầm dùng dàn âm thanh dễ hỏng nhất hay mắc phải

10 Sai lầm dùng dàn âm thanh dễ hỏng nhất hay mắc phải

Không phải dây dẫn nào cũng tốt khi truyền đến hệ thống dàn âm thanh

Quên đi sự đồng bộ của hệ thống dàn âm thanh

Nhiều người dùng rất hay quên một trong 10 sai lầm dùng dàn âm thanh dễ hỏng nhất như sự đồng bộ của hệ thống dàn âm thanh. Để âm thanh có thể đến tai người nghe, thiết bị cần một quá trình khuếch đại chuyển đổi từ tín hiệu Digital rất nhỏ.

Tất cả đều đòi hỏi sự thông suốt từ điểm đầu đến điểm cuối. Nói chung, hệ thống âm thanh khi truyền tín hiệu thì mọi thứ phải thật chính xác và không được mất bất cứ thứ gì, dù chỉ là một tín hiệu nhỏ nhất.

Bởi, quá trình này chỉ cần một điểm nào đó trên hệ thống dàn âm thanh bị kém chất chất lượng sẽ kéo theo hệ quả là âm thanh không còn hay. Thậm chí nó còn méo mó và hay bị tắc nghẽn ở điểm đó.

Do vậy, lưu tâm đến sự đồng bộ của toàn bộ dàn âm thanh là việc làm không hề lãng phí thời gian, công sức. Việc đầu tư này còn đáng giá hơn rất nhiều so với việc bạn đầu tư vào những thiết bị cao cấp từ nhiều hãng khác nhau.

Khi chọn mua và lắp đặt hệ thống âm thanh, bạn nhớ đừng bỏ qua vấn đề này để sở hữu cho gia đình mình một chiếc âm thanh “xịn” lan tỏa một không gian giải trí hoàn hảo nhất nhé!

Sai lầm trong việc điều chỉnh dàn âm thanh sao cho đồng bộ giữa các thiết bị

Cách phối ghép, bố trí các thiết bị chưa hợp lý

Những sai lầm khi sử dụng dàn âm thanh khiến dàn âm thanh dễ hỏng cũng không thể thiếu quá trình phối ghép, bố trị các thiết bị chưa hợp lý với nhau.

Đặc biệt là đối với các hệ thống dàn âm thanh cao cấp, việc phối ghép, sắp xếp không hề là việc làm đơn giản. Chỉ cần một sai lầm nhỏ, không phù hợp thôi cũng đủ khiến dàn âm thanh nhà bạn dù tốt đến đâu, đắt tiền đến mấy cũng trở nên kém cỏi so với mức giá trị mà bạn bỏ ra để đầu tư.

Đây cũng chính là một trong những điểm thú vị nhất của việc chơi âm thanh làm nhiều người mê mẩn, yêu thích. Vì họ phải kiểm nghiệm, thử qua nhiều thiết bị rồi mới có thể yên tâm, hài lòng khi đạt được kết quả chất lượng âm thanh tốt như mong muốn.

Chẳng hạn như việc chia Crossover cho tần số Treble, chỉ cần Mid quá tập hay Amply quá cao khiên Treble quá lớn cũng khiến dàn âm thanh dễ bị sự cố hơn. Bạn cần chú ý, phải kiểm tra thật kỹ những thông số kỹ thuật của thiết bị dàn bộ trước khi muốn chia Crossover để tất cả trọn vẹn nhất.

Hay như quá trình điều chỉnh Equalizer nếu không đúng cách do một số người không hiểu biết về thiết bị cũng khiến dàn âm thanh dễ bị hư hỏng nặng nề.

Chính vì thế, trong quá trình sử dụng hệ thống dàn âm thanh, nếu bạn là một “dân chơi âm thanh chính hiệu”, bạn phải loại bỏ ngay, hạn chế mắc sai lầm này nhé! Bạn cần đảm bảo mình biết cách bố trí và phối ghép các thiết bị một cách chuẩn xác, thích hợp nhất để có được bộ dàn xuất sắc từ A đến Z.

10 Sai lầm dùng dàn âm thanh dễ hỏng nhất hay mắc phải

10 Sai lầm dùng dàn âm thanh dễ hỏng nhất hay mắc phải

Cách phối ghép, bố trí các thiết bị chưa hợp lý cũng là sai lầm khiến dàn âm thanh dễ hỏng nhất

Cách thức bật tắt hệ thống dàn âm thanh không đúng chuẩn 

Quy trình tắt mở hệ thống dàn âm thanh cũng cần có những bước, giai đoạn đúng, chuẩn. Nếu bật, tắt, khởi động hệ thống không đúng cách, không chuẩn, thiết bị của bạn cũng sẽ dễ bị hư hỏng ngấm ngầm mà bạn không hề hay biết.

Trường hợp sai lầm này nhiều người rất thường xuyên mắc phải, nhất là với những bộ dàn dùng nhiều, dùng chung công cộng. Chỉ cần không có người duy nhất làm nhiệm vụ quản lý, kiểm soát việc tắt mở hay tùy chỉnh các chức năng, chế độ của hệ thống âm thanh, thì vấn đề sự cố, hư hỏng trên dàn âm thanh càng nhanh chóng, dễ dàng hơn.

Những hành động tắt mở dàn âm thanh không nhất quán, mỗi người tự chỉnh riêng một ý theo cá nhân mình khiến chất lượng dàn âm thanh đi xuống khá mau. Theo thời gian, ngày qua ngày, thiết bị không còn cung cấp được loại âm thanh tốt nhất, hay nhất để phục vụ bạn nữa.

Để phòng tránh mắc một trong 10 sai lầm dùng dàn âm thanh dễ hỏng nhất này, bạn cần ghi nhớ một nguyên tắc. Đầu tiên, nếu muốn mở thiết bị dàn âm thanh, bạn phải mở toàn bộ từ trên xuống dưới. Ngược lại, khi tắt thiết bị, bạn thay đổi tắt từ dưới lên trên thì mới được gọi là chuẩn, chỉnh.

Điều này có nghĩa là, trong lúc mở, thiết bị Amply sẽ là thiết bị cuối cùng bạn cần khởi động, nhưng khi tắt, nó sẽ là thiết bị đầu tiên cần được ngắt. Việc ngắt mở dàn bộ âm thanh khi không đúng quy trình, nguyên tắt sẽ gây rất nhiều ảnh hưởng về tuổi thọ cũng như chất lượng loa phát âm thanh bên trong hệ thống.

Bên cạnh đó, một số người dùng cũng hay mắc phải sai lầm trong lúc mở, tắt dàn âm thanh như: Rút Jack kết nối nhạc cụ, Micro khi chưa tắt loa hoàn toàn,… Thao tác diễn ra liên tục sẽ khiến dàn âm thanh hư hỏng nặng nề, thậm chí còn gây ra tiếng nổ lạ “bụp, bụp” mà chúng ta thường nghe nhưng không để ý.

Tác nhân này sẽ khiến loa bị hư, bị cháy từ phía bên trong mà nhiều người không hề quan tâm vẫn tiếp tục sử dụng. Bệnh của hệ thống dàn âm thanh chính vì thế mà ngày càng nặng hơn.

Bật tắt dàn âm thanh nên theo đúng nguyên tắc để tránh mắc 10 sai lầm dùng dàn âm thanh dễ hỏng nhất

Cách bày trí phòng chơi âm thanh, nhạc không chính xác

Thêm một sai lầm nữa mà người dùng rất thường hay mắc phải khiến hệ thống dàn âm thanh dễ bị hư hỏng là bày trí phòng chơi âm thanh không đúng chuẩn. Chúng gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng chơi nhạc, giải trí của dàn âm thanh.

Thứ nhất, việc lạm dụng quá mức những phụ kiện tiêu âm tán âm gây chật hẹp là sai lầm quan trọng hàng đầu nhất. Nó khiến không gian trong phòng nghe nhạc của bạn trở nên nặng nề hơn, người nghe bên trong không cảm thấy thoải mái, thậm chí là áp lực.

Hoặc, nếu phòng nghe âm thanh quá trống trải, không có nhiều thiết bị hỗ trợ, không có bất cứ vật dụng nào cũng là một sai lầm phổ biến. Bởi, khi hệ thống dàn âm thanh được khởi động, vận hành, không gian phòng sẽ bị âm thanh lớn làm cho vang dội, rất khó chịu.

Cách tốt nhất là bạn hãy chịu khó tìm hiểu, quan tâm nhiều hơn đến cách sắp xếp sao cho hợp lý từ phụ kiện cho đến các dụng cụ hỗ trợ, đồ dùng trong không gian chơi âm thanh, chơi nhạc đó. Như vậy, nó mới góp phần giúp hệ thống dàn bộ âm thanh cao cấp mà bạn đầu tư được tăng hiệu quả cao hơn.

10 Sai lầm dùng dàn âm thanh dễ hỏng nhất hay mắc phải

10 Sai lầm dùng dàn âm thanh dễ hỏng nhất hay mắc phải
Sai lầm khiến hệ thống dàn âm thanh dễ bị hư hỏng là bày trí phòng chơi âm thanh không đúng chuẩn.

Lắp đặt thiếu thiết bị hỗ trợ dàn âm thanh hoặc quá tải

Trong số 10 sai lầm dùng dàn âm thanh dễ hỏng nhất, khá nhiều người mắc phải trường hợp lắp đặt thiếu hoặc thừa những thiết bị hỗ trợ cho chất lượng dàn âm thanh tốt hơn.

Dù là thiếu hay thừa, quá tải cũng khiến dàn bộ hệ thống âm thanh nhà bạn nhanh bị hỏng hơn mà không rõ nguyên nhân chính xác. Nhưng người dùng, không phải ai cũng biết điều này và thường hay phối ghép không đúng, dư hoặc thiếu một chút cho tiết kiệm.

Có thể kể ra một số tình huống sai lầm như sau:

  • Lắp đặt thiếu Headroom, khiến không gian không đủ khoảng dự trữ âm thanh cần thiết. Nếu bạn để ý kỹ, bạn sẽ thấy, bao giờ người bán âm thanh có kinh nghiệm cũng sẽ tư vấn cho bạn một chiếc Amply có công suất đủ cho loa và vẫn dư ra một chút, khoảng 20%. Lý do chính là vì họ muốn để dự trữ khi bạn sử dụng thêm các loại nhạc cụ, thiết bị thêm vào hệ thống, nhằm mục đích có thể đảm bảo hoạt động tốt nhất cho dàn, tránh quá tải cho loa lẫn Amply khi bạn sử dụng.
  • Sử dụng Compressor/Limiter không chính xác với chức năng được sản xuất gây ra nhiều tổn hại nhất định đến loa hát.
  • Sử dụng các tín hiệu từ Mixer, Effect, Equalizer quá tải, quá dư thừa  trước khi xuống Amply. Khi sử dụng, bạn cần lưu ý là nếu đến Gain của các nguồn phát, bạn phải điều chỉnh sao cho tín hiệu âm thanh truyền đi thật phù hợp.

Thế nên, trong quá trình lắp đặt, sử dụng dàn âm thanh, bạn cần hạn chế hết mức việc sử dụng thiếu hoặc thừa các thiết bị hay tín hiệu hỗ trợ. Cái gì nên vừa đủ thì vừa đủ, cái gì nên dư thừa để dự trữ thì nên chọn dư thừa sao cho hợp lý nhất là được.

10 Sai lầm dùng dàn âm thanh dễ hỏng nhất hay mắc phải

10 Sai lầm dùng dàn âm thanh dễ hỏng nhất hay mắc phải

Lắp đặt thiếu hoặc thừa các thiết bị hỗ trợ dàn âm thanh

Vẫn tiếp tục sử dụng dù dàn âm thanh phát ra tín hiệu “kêu cứu”

Nhu cầu sử dụng của người dùng vượt quá sự đáp ứng, phục vụ của hệ thống dàn âm thanh cũng khiến chúng dễ bị hư hỏng hơn. Một số tín hiệu “kêu cứu” mà dàn âm thanh phát ra không phải ai cũng biết như: Micro hay bị hú khi sử dụng, loa nổ lụp bụp,… và người dùng thì vẫn cứ hát, cứ tiếp tục yêu cầu thiết bị phải vận hành.

Với trường hợp Micro bị hú, trường hợp này rất thường xuyên xảy ra, nhất là ở những hệ thống âm thanh của người chỉnh không thực sự “chuyên nghiệp”. Khi có tiếng hú, họ vẫn tiếp tục dùng mà không hề hay biết dàn âm thanh của mình đang bị “tổn thương”, tiếng hú càng nhiều, thiết bị loa cũng vì vậy mà càng dễ hư hỏng nặng hơn.

Hay như việc loa nổ lụp bụp, nguyên nhân là do công suất sử dụng đang bị quá tải, phục vụ nhu cầu quá cao của người dùng. Hãy tưởng tượng, bạn chỉ sở hữu một cặp loa, có công suất vừa phải nhưng lại phải phục vụ cho cả vài trăm người trong một không gian lớn và nó phải căng sức ra chịu đựng thời gian dài.

Hoặc, bạn chỉ có một chiếc Amply nhưng lại chọn đấu nối quá nhiều loa vào đến mức Amply bị quá tải. Lúc này, không chỉ có nguy cơ bị cháy loa mà Amply của bạn cũng sẽ không còn được trạng thái tốt, ổn định như ban đầu nữa.

Chắc chắn những sai lầm khi sử dụng này, sớm hay muộn cũng sẽ khiến hệ thống dàn âm thanh bị hỏng hóc nhanh chóng.

Lời khuyên dành cho bạn là hãy tắt mở đúng cách, nên ngừng lại kiểm tra nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường từ thiết bị, sau khi đã khắc phục hãy tiếp tục sử dụng để đảm bảo tuổi thọ của sản phẩm nhé!

Nếu bạn không biết cách để kiểm tra, hãy liên hệ ngay cho đơn vị sửa chữa chuyên nghiệp Appongtho.vn. Đội ngũ thợ giỏi, tay nghề cao, phân bố rộng khắp các khu vực tại Hà Nội sẽ nhanh chóng di chuyển đến tận nhà bạn chỉ trong vòng 30 phút.

Họ sẽ thay bạn phát hiện “bệnh tình” của dàn âm thanh kịp thời, nhanh chóng và chính xác nhất. Từ đó, việc khắc phục cũng diễn ra hiệu quả, tối ưu hơn, đảm bảo tiết kiệm thời gian lẫn chi phí cho bạn rất hiệu quả.

Ngừng lại ngay nếu phát hiện hệ thống dàn âm thanh phát ra tín hiệu “kêu cứu”

10 Sai lầm dùng dàn âm thanh dễ hỏng nhất hay mắc phải

10 Sai lầm dùng dàn âm thanh dễ hỏng nhất hay mắc phải

Không một ai bỏ ra số tiền để đầu tư, trang bị cho mình một hệ thống dàn âm thanh mà không mong muốn sở hữu chất lượng cao tương xứng giá trị. Tuy nhiên, ngoài việc lựa chọn sản phẩm cao cấp, còn rất nhiều yếu tố khác quyết định việc dàn âm thanh của bạn có tuổi thọ lâu bền hay không, ít hư hỏng hay không.

Và trong đó, yếu tố sai lầm trong cách sử dụng thiết bị là yếu tố quan trọng hàng đầu, khiến cho những thiết bị của bạn chưa mang lại một hiệu quả nhất định. Hy vọng rằng, bài viết “Điểm danh 10 sai lầm dùng dàn âm thanh dễ hỏng nhất bạn hay mắc phải” này đã giúp bạn phần nào hạn chế được thao tác không chuẩn trong quá trình thực hiện niềm đam mê giải trí này của mình nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *