Thang máy cho nhà ở gia đình vừa là thiết bị nội thất cao cấp, vừa liên quan đến sự an toàn của người sử dụng. Do đó, GamaLift sẽ giúp bạn so sánh các loại thang máy về vị trí lắp đặt, công nghệ vận hành, tính năng, chi phí đầu tư để đánh giá thang máy gia đình loại nào tốt. Hơn thế nữa là lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ uy tín để có giải pháp lắp đặt thang máy tối ưu.
1. Vị trí lắp đặt thang máy gia đình
Đối với một công trình xây dựng, thang máy có thể lắp đặt bên trong hay bên ngoài. Vậy với thang máy gia đình thì sao? GamaLift xin giới thiệu 5 vị trí thường dùng để lắp đặt thang máy gia đình như sau:
– Thang máy trong lòng cầu thang bộ: Thang máy lắp đặt tại vị trí trong lòng cầu thang bộ là lựa chọn lý tưởng, giúp tận dụng tối ưu không gian. Đồng thời, phương án này cũng gia tăng an toàn khi loại bỏ được khoảng trống nguy hiểm, tùy theo thiết kế có thể thay thế cả phần tay vịn cầu thang, giúp tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu. Với công trình nhà cải tạo muốn lắp thêm thang máy, đây cũng là vị trí đắc địa để giảm thiểu không gian cần phá dỡ. Giải pháp tối ưu cho nhà cải tạo với thiết kế thang bộ có khoảng giếng trời cho phép.
– Thang máy lắp đặt cạnh thang bộ: Đây cũng là thiết kế kiến trúc phổ biến khi thang máy và thang bộ nằm cùng một vị trí trong nhà, phù hợp với các công trình nhà ống, nhà phố, nhất là đối với những công trình hẹp về chiều ngang nhưng có chiều sâu lớn. Với cách lắp đặt thang máy cạnh cầu thang bộ sẽ giúp cho thiết kế nội thất căn nhà vẫn giữ lại được giếng trời cho cầu thang bộ, giúp không gian ngôi nhà thông thoáng và có nhiều ánh sáng tự nhiên hơn.
– Thang máy được lắp đặt ở góc nhà: Thiết kế này đảm bảo không gian chính của ngôi nhà không bị chia cắt, phù hợp với nhà sử dụng không gian phía trước cho các hoạt động kinh doanh, cho thuê văn phòng, gara ô tô,…
– Thang máy được đặt chính giữa nhà: lắp đặt thang máy ở chính giữa ngôi nhà sẽ phát huy tối đa công năng sử dụng của các phòng ở mỗi tầng, đồng thời thang máy trở thành điểm nhấn cho không gian, tôn lên sự sang trọng của kiến trúc. Khoảng cách di chuyển từ thang máy đến các phòng đạt hiệu quả tối ưu nhất.
– Thang máy kính đặt ngoài trời: Thiết kế thang máy gia đình vách kính đặt ngoài trời đang là xu thế của các ngôi nhà hiện đại có diện tích sân vườn lớn và có góc view đẹp, đồng thời tiết kiệm không gian nội thất. Có thể ứng dụng cho cả nhà cải tạo và xây mới. Xem đầy đủ ưu điểm và các giải pháp lắp đặt thang máy kính gia đình
2. Thang máy gia đình loại nào tốt? – Yếu tố độ bền
Chắc hẳn khi đánh giá thang máy gia đình loại nào tốt thì độ bền là một yếu tố quan trọng mà nhiều người quan tâm. Có nhiều công nghệ vận hành ứng dụng cho các kiểu thang máy khác nhau, do đó sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của thiết bị. Độ bền hay tuổi thọ của các loại thang máy gia đình có nhiều khác biệt tùy thuộc vào chất lượng sản phẩm ban đầu và quá trình sử dụng, quy trình bảo trì, bảo dưỡng. Theo kinh nghiệm và các thống kê, tuổi thọ của thang máy theo từng loại công nghệ như sau:
– Thang máy thủy lực: Trên 15 năm
– Thang máy cáp kéo: Trên 10 năm
– Thang máy trục vít: Trên 10 năm
– Thang máy chân không: Trên 5 năm
Để đảm bảo độ bền của thang máy gia đình, cần sử dụng đúng cách và ưu tiên sử dụng dịch vụ bảo trì định kỳ, nhờ đó thời gian sử dụng có thể kéo dài hơn nhiều so với tuổi thọ ước tính.
3. So sánh đặc tính kỹ thuật của các loại thang máy gia đình
Là dòng thang máy cỡ nhỏ dùng cho nhà ở gia đình, thang máy gia đình thường được phân loại theo công nghệ truyền động. Các loại thang máy phổ biến trên thị trường hiện nay chia làm loại công nghệ truyền động là cáp kéo, thủy lực, trục vít, khí nén (chân không). Mỗi một công nghệ lại có những ưu, nhược điểm riêng, bảng so sánh dưới đây trình bày chi tiết hơn về thông số kỹ thuật của các kiểu thang máy này:
*Chú thích các loại thang máy: Cáp kéo MR (Machine Room) – thang máy cáp kéo có phòng máy. Cáp kéo MRL (Machine Room Less) – thang máy cáp kéo không phòng máy.
Căn cứ vào đặc tính của các loại thang máy trong bảng trên cùng với nhu cầu, thực tế địa hình, kỹ thuật,… người sử dụng có thể lựa chọn lắp đặt loại thang máy gia đình có thiết kế phù hợp với căn nhà của mình:
– Nếu diện tích nhỏ hơn 1m2, công nghệ thuỷ lực và công nghệ khí nén là 2 lựa chọn tối ưu cho thang máy gia đình nhà bạn.
– Nếu chiều sâu hố PIT nhỏ hơn hoặc bằng 15cm; OH nhỏ hơn hoặc bằng 260cm thì bạn có 3 lựa chọn là công nghệ thuỷ lực, trục vít và chân không.
– Tốc độ: Thang máy sử dụng cho gia đình không cần thiết tốc độ lớn, cộng thêm những gia đình có người bệnh, người già trẻ nhỏ thì tốc độ trung bình tạo cảm giác di chuyển êm ái lại càng được ưu tiên, khi đó thang máy thủy lực (tốc độ ≤ 0,6m/s) hoặc trục vít (tốc độ ≤ 0,3m/s) là các lựa chọn phù hợp. Còn đối với các công trình nhà ở nhưng có tần suất sử dụng nhiều (công trình nhà ở dùng cho mục đích buôn bán, làm nhà cho thuê, khách sạn,…) thì có thể lựa chọn thang máy cáp kéo với tốc độ ≥ 1m/s
– Chiều cao hành trình tương quan với tần suất sử dụng: Số lần khởi động/giờ cho phép của các loại thang máy thủy lực, chân không, trục vít thấp nên chỉ phù hợp với nhà riêng hoặc cửa hàng kinh doanh có số điểm dừng tầng (~ số tầng) thấp.
Tùy theo thiết kế của từng công trình, nhu cầu sử dụng và mức tài chính của bạn để chọn công nghệ thang máy gia đình nào tốt nhất cho ngôi nhà của mình. Nếu bạn cần trợ giúp, hãy liên hệ với các chuyên gia tư vấn kỹ thuật của GamaLift để được tư vấn các phương án thiết kế thang máy tối ưu hơn.
4. Các loại thang máy gia đình cần trang bị những tính năng cứu hộ an toàn nào?
Thang máy là một thiết bị vận tải phức tạp về công nghệ và kỹ thuật, chính vì vậy cũng tiềm ẩn một số nguy cơ về an toàn thang máy. Ngoài cơ cấu phanh, điều tốc để giữ cho thang máy luôn di chuyển an toàn thì thang máy gia đình cũng cần được trang bị các tính năng về cứu hộ cho các tình huống khẩn cấp, đặc biệt với các tình huống người già, trẻ em ở nhà một mình sử dụng thang. Một số tính năng an toàn bắt buộc cần trang bị cho thang máy gia đình như:
– ARD: Bộ cứu hộ tự động ARD (Automatic Rescue Device). Bộ cứu hộ này vận hành trong trường hợp mất điện, bộ cứu hộ tự động sẽ sử dụng nguồn điện dự trữ đưa thang về tầng gần nhất để người dùng có thể thoát ra ngoài. [Xem chi tiết]
– SRS: Hệ thống tự cứu hộ (Self Rescue System). Tính năng này hoạt động khi gặp sự cố mất điện, bộ cứu hộ tự động ARD hỏng, bạn chỉ cần ấn vào nút màu đỏ trên màn hình, thang sẽ tự động di chuyển về tầng gần nhất và mở cửa để người dùng bước ra ngoài. Tính năng này giúp bạn an tâm, chủ động trong các tình huống xảy ra khi di chuyển bằng thang máy.
– Emcall: Hệ thống liên lạc Emcall. Hệ thống này hoạt động như sau: Khi có sự cố xảy ra, người dùng chỉ cần ấn vào nút màu vàng trên bảng điều khiển, thang máy sẽ tự động kích hoạt, thực hiện tuần tự cuộc gọi đến 5 số điện thoại được cài đặt từ trước (số của kỹ thuật viên và người thân trong gia đình) cho đến khi điện thoại được kết nối. Ngoài ra, hệ thống Emcall còn thực hiện báo lỗi về trung tâm điều khiển, giúp các kỹ thuật viên nắm được tình huống, phát hiện và xử lý lỗi kịp thời. Đây có thể coi là lớp cứu hộ thứ 3 trong thang máy gia đình, không để xảy ra những sự cố thương tâm và tránh cho hành khách hoảng loạn khi bị nhốt trong thang. [Xem chi tiết]
– Công nghệ an toàn cửa thang máy: Đây là công nghệ vô cùng quan trọng bởi liên quan trực tiếp đến an toàn sử dụng thang máy, có đến hơn 40% tai nạn thang máy có liên quan đến cửa thang máy. Hiện nay, có 2 thiết bị an toàn cửa thang máy như sau:
+ Thanh an toàn (safety shoe): Về cơ bản, đây là một công tắc chạy theo chiều dọc của cửa, được kích hoạt khi tiếp xúc với vật cản. Kích hoạt công tắc (còn được gọi là đệm cửa hoặc cản cửa) báo hiệu cửa mở lại. Điểm mấu chốt của các cạnh cơ học là chúng dựa vào động năng để hoạt động, tức là chúng phải tác động vào vật cản thì công tắc mới được kích hoạt. Ưu điểm của thanh an toàn là cơ chế đơn giản (ít xảy ra lỗi hơn), không tốn nhiều chi phí. Tuy nhiên nhược điểm nhiều hơn bởi vật cản cần lực tác động đủ lớn để đẩy thanh nhôm chạm công tắc điểm thì cửa mới mở. Có thể không hiệu quả với tình huống vật cản là chất liệu mềm như quần áo, dây,… khiến cửa thang máy vẫn đóng mà mắc theo quần áo, lôi người theo đường di chuyển của cabin. Ngoài ra việc cửa thang sẽ liên tục đóng – mở cho đến khi vật cản được loại bỏ, điều này gây hao phí điện năng cho hoạt động đóng mở cửa vì thanh an toàn chỉ kích hoạt hoạt động khi tiếp xúc trực tiếp với vật cản.
+ Mành hồng ngoại (photocell): Mành hồng ngoại sử dụng quang học hồng ngoại để tạo ra một bức màn ánh sáng bao phủ toàn bộ cửa một cách hiệu quả và đảm bảo việc phát hiện vật cản. Ưu điểm của mành hồng ngoại là công nghệ hiện đại, độ nhạy cao, mức độ an toàn cao hơn. Tuy nhiên vẫn có nhược điểm là dễ xảy ra lỗi do người sử dụng hoặc hệ thống điện có vấn đề và chi phí đầu tư ban đầu cao hơn.
+ Tích hợp mành hồng ngoại và thanh an toàn – tối ưu cấp độ bảo vệ: Đây cũng là công nghệ an toàn cửa thang máy đang được ứng dụng với thang máy GamaLift. Với sự kết hợp này, các nhược điểm về công nghệ của thanh an toàn và mành hồng ngoại đều được hạn chế tối đa, ngoại trừ việc chi phí đầu tư ban đầu cao hơn không đáng kể.
Ngoài các công nghệ an toàn kể trên, còn có các tính năng tùy chọn nên được trang bị thêm cho cabin thang máy nhằm gia tăng mức độ an toàn như:
– SWS: Hệ thống cảnh báo đột quỵ SWS (Stroke Warning System) tự kích hoạt khi có người bị kẹt trong cabin thang máy bị mất ý thức (đột quỵ, ngất,..). SWS sẽ gửi tin nhắn đến trung tâm dịch vụ của GamaLift để cứu hộ kịp thời. Tính năng này phát huy tính hữu dụng trong trường hợp người dùng bị mất ý thức, không thể thực hiện bất cứ thao tác nào để tự thoát hiểm hay gọi cứu hộ cho mình. Như vậy, thang máy gia đình đóng vai trò là người giám sát, chủ động phát hiện và thông báo kịp thời để hỗ trợ người dùng.
– FDS: Hệ thống cảnh báo ngập nước FDS (Flood Detection System). Hệ thống này hoạt động theo nguyên lý: Khi có nước bị rò rỉ hoặc khách hàng quên không khóa van nước làm nước tràn vào thang máy thì hệ thống FDS sẽ cảnh báo đến khách hàng bằng tin nhắn điện thoại. Đồng thời cabin thang máy từ tầng thấp sẽ tự động di chuyển lên tầng cao hơn để tránh ngập nước, gây ra chập điện, rò rỉ điện. Khi lắp đặt thang máy gia đình ở vị trí thấp, tầng hầm hoặc khó thoát nước thì chức năng này đóng vai trò quan trọng.
– Công nghệ diệt khuẩn bằng tia cực tím: Công nghệ này dùng để khử khuẩn cabin thang máy đặc biệt hữu dụng với các gia đình có người ốm hoặc nhằm đề phòng các nguy cơ bệnh dịch hiện nay.
5. Chi phí đầu tư cho thang máy gia đình
Chi phí đầu tư thang máy cũng tương tự như nhiều sản phẩm khác, chia ra nhiều mức độ. Ở tầm thấp, chi phí cho một thang máy có thể trong khoảng 400 – 600 triệu, cũng có một số đơn vị chào hàng với mức giá thấp hơn như 250 triệu – 300 triệu, tuy nhiên đây là mức giá được nhận định là quá thấp so với chi phí nguyên vật liệu, sản xuất. Điều này mang đến nguy cơ thang máy bị lắp ghép từ thang máy cũ hoặc trộn lẫn nguồn nguyên liệu, thậm chí là các doanh nghiệp bán hàng “bất chấp” giá rồi trục lợi từ bảo trì bảo dưỡng, sửa chữa thay thế linh kiện sau đó.
Đối với sản phẩm thang máy cáp kéo nhập khẩu thì mức giá trong khoảng từ 600 triệu trở lên, cũng là mức giá thuộc tầm trung. Còn các công nghệ truyền động khác như thủy lực, trục vít hay chân không thì mức giá trong khoảng 1 tỷ trở lên.
Chi phí đầu tư ban đầu cũng phụ thuộc nhiều vào kích thước và chiều cao, số điểm dừng,… và các đầu tư về thiết kế thẩm mỹ, các công nghệ đặc biệt,…
Việc lựa chọn thang máy cần dựa trên nhiều yếu tố, việc quan trọng đầu tiên khi bạn cần tìm mua sản phẩm thang máy đó là lựa chọn đơn vị cung cấp sản phẩm uy tín, có trách nhiệm vì lợi ích của khách hàng. Khi lựa chọn được đơn vị cung cấp sản phẩm chất lượng, họ sẽ đề xuất các phương án phù hợp với các yêu cầu và điều kiện thực tế của ngôi nhà, từ đó có các gợi ý tham khảo hợp lý nhất để bạn có thể đưa ra quyết định lựa chọn giải pháp thang máy phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
6. Tìm hiểu các kiểu thang máy khác theo công năng sử dụng
Khi tìm mua thang máy, người ta thường căn cứ vào phân loại và mục đích sử dụng của mình để chọn loại thang phù hợp. Ngoài thang máy cỡ nhỏ dùng cho nhà ở gia đình đã nói ở trên, còn có nhiều kiểu thang máy khác dùng cho tải khách, tải hàng. Dựa theo công năng, có thể phân chia thành các kiểu thang máy như sau:
– Thang máy chở người: để chở người cho các công trình như: khách sạn, tòa nhà công sở, nhà nghỉ, chung cư, trường học,…
– Thang máy chở người và chở hàng: Thường dùng trong khu siêu thị, triển lãm, nhà máy.
– Thang máy chở bệnh nhân: Chỉ dùng cho bệnh viện, khu điều dưỡng, kích thước thông thủy đủ chứa xe cáng kèm giường bệnh, người đi kèm,…
– Thang máy chở hàng có kèm người: Thường dùng trong các nhà máy, công xưởng, kho, thang dùng cho nhân viên khách sạn, chủ yếu là chở hàng nhưng có người đi kèm.
– Thang máy chỉ chở hàng không có người đi kèm: Chuyên dùng để chở thức ăn trong cách khách sạn, nhà ăn tập thể, chở sách trong thư viện, chở hàng… Chỉ có điều khiển ở ngoài cabin.
– Thang máy đặc biệt: Có tốc độ cao từ 2.5 m/s trở lên, dùng cho tòa nhà cao tầng trên 15 tầng.
Với từng loại thang máy, nhà sản xuất sẽ thiết kế các thông số cabin, chiều cao, tốc độ, tải trọng phù hợp nhất để tối ưu công năng và đáp ứng nhu cầu vận chuyển của khách hàng.
Ngoài ra, liên quan đến vấn đề an toàn thì thang máy phải tuân thủ các quy chuẩn về thiết kế; sản xuất, thử nghiệm; lắp đặt và điều kiện đưa vào sử dụng; bảo trì bảo dưỡng. Các yêu cầu này buộc phải tuân thủ theo quy định, bạn có thể tham khảo thêm tại: Tổng quan quy định về thang máy.
7. Lựa chọn công ty cung cấp thang máy như thế nào?
Để lựa chọn thang máy gia đình tốt, việc tìm kiếm và lựa chọn một công ty thang máy cung cấp sản phẩm cũng vô cùng quan trọng. Một số tiêu chí cần cân nhắc:
– Năng lực thâm niên, năng lực hiện trường: Năng lực thâm niên được thể hiện qua số năm có mặt trên thị trường, đây có thể coi là một thước đo độ uy tín tương đối để đánh giá các công ty thang máy. Ngoài ra, năng lực hiện trường – khả năng tiếp cận dịch vụ và xử lý các tình huống kỹ thuật cũng rất quan trọng bởi thang máy gia đình là sản phẩm liên quan đến an toàn, quá trình vận hành có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ sự cố bất thường. Mạng lưới văn phòng (liên quan đến đội ngũ nhân lực và khoảng thời gian tiếp cận hiện trường), thời gian cam kết có mặt để xử lý sự cố,… mà mỗi công ty công bố trong chính sách dịch vụ của mình chính là các căn cứ để xem xét về năng lực hiện trường của doanh nghiệp đó.
– Năng lực nhân sự: Số lượng và trình độ nhân sự được coi là những yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến quá trình cung cấp dịch vụ của một công ty thang máy. Chính vì vậy, nhân sự cần được đào tạo bài bản, được cấp các chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề, và có “profile” minh bạch.
– Năng lực tài chính: Muốn thang máy có tuổi thọ dài cần đảm bảo có dịch vụ tốt, ổn định. Một doanh nghiệp có năng lực tài chính ổn định sẽ chủ động trong các tình huống bất ngờ về sản phẩm, hợp đồng,… cũng như tránh khả năng “bốc hơi” khỏi thị trường, bỏ ngỏ các vấn đề về sản phẩm và dịch vụ của khách hàng.
– Năng lực đối tác: Uy tín của nhà cung cấp, sản xuất,… là các đối tác của doanh nghiệp cung cấp thang máy cũng phản ánh năng lực của chính công ty đó. Nhà sản xuất gốc có uy tín về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, về khả năng phát triển bền vững,… sẽ đảm bảo bạn nhận được một sản phẩm thang máy gia đình chất lượng tốt và khả năng có thể thay thế linh kiện trong tương lai khi cần.
– Năng lực thực tế: Bạn có thể kiểm tra năng lực thực tế của một công ty thang máy bằng cách tham quan showroom trưng bày sản phẩm, các công trình đã lắp đặt thang máy của họ, trao đổi với các khách hàng cũ để kiểm chứng thông tin về chất lượng sản phẩm, về uy tín khi thực hiện dịch vụ như lắp đặt, bảo hành, bảo trì của đơn vị này. Đây cũng là cách đề phòng công ty thang máy nào đó cung cấp hồ sơ năng lực “ảo”, không đáp ứng đúng các cam kết với khách hàng.
– Năng lực sản phẩm, dịch vụ: Không phải tất cả các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thang máy đều đi kèm dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa thang máy. Điều này có thể gây khó khăn cho khách hàng khi thang máy là sản phẩm bắt buộc được bảo trì định kỳ tối thiểu 3 tháng một lần (theo QCVN 32:2018/BLĐTBXH), ngoài ra cũng liên quan đến việc sửa chữa, thay thế linh kiện khi cần thiết. Chính vì vậy, việc lựa chọn đơn vị cung cấp sản phẩm có kèm theo dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng là cần thiết và nên là công ty thang máy có dịch vụ chất lượng cao, phù hợp về mức chi phí. “Phù hợp” ở đây không có nghĩa là rẻ bởi lẽ đương nhiên giá thành đi liền với chất lượng, dù sao thang máy gia đình cũng là sản phẩm có đặc thù liên quan đến an toàn kỹ thuật nên một đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín, chất lượng vẫn nên là lựa chọn ưu tiên.
8. Một số hình ảnh thực tế về thang máy gia đình từ GamaLift
Thang máy gia đình GamaLift, cửa tự động lùa 2 phía, tại Vinhomes Gardenia, Hà Nội
Thang máy gia đình GamaLift với khung nhôm vàng sang trọng, cá nhân hoá độc đáo, tại Vinhomes Harmony, Hà Nội
Thang máy mini GamaLift với khung ốp gỗ óc chó sang trọng, ấm cúng. Công trình tại Vinhomes Greenbay
Là nhà cung cấp dịch vụ về thang máy cao cấp tại Việt Nam, Công ty thang máy GamaLift mang đến cho bạn giải pháp toàn diện và tối ưu nhất về lắp đặt, bảo trì cũng như sửa chữa – nâng cấp thang máy gia đình.
GamaLift cung cấp các công nghệ tốt nhất cho thang máy gia đình hiện nay như thang máy cáp kéo, thang máy không phòng máy – MRL, thang máy thủy lực là những công nghệ có tốc độ nhanh và bền nhất. Có thể đáp ứng mọi nhu cầu về lắp đặt thang máy, từ thang máy mini 300kg – 450kg cho nhà ở dân dụng cho đến thang máy tải khách cho các tòa nhà thương mại. Đồng thời, Khách hàng được thiết kế thang máy theo sở thích để tạo nên những chiếc thang máy đẹp và mang phong cách riêng của chính mình.