Biện pháp thi công nhà lắp ghép đúng chuẩn kỹ thuật

Biện pháp thi công nhà lắp ghép đúng chuẩn kỹ thuật, an toàn và chuyên nghiệp. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về cách thi công nhà lắp ghép bằng panel sao cho chuẩn cũng như đạt hiệu quả, độ bền và tính thẩm mỹ cao.

Tại sao nên thi công nhà lắp ghép

Nhà lắp ghép được nhiều khách hàng quan tâm bởi tính tiện lợi và hiện đại có nó mang lại. Kiểu nhà này được hình thành và phát triển rất sớm ở các nước trên thế giới. Và hiện nay xu hướng thi công nhà lắp ghép tại nước ta đang có chiều hướng tăng mạnh để phục vụ cho các công trình từ dân dụng cho đến công nghiệp.

Kiểu nhà này được sản xuất ra nhằm mục đích tiết kiệm chi phí cho người sử dụng cũng như chi phí nhân công, vật tư xây dựng. Ngôi nhà sau khi hoàn thiện đảm bảo độ bền chắc, an toàn cho người dùng.

Hiện nay, có khá nhiều mẫu nhà lắp ghép độc lạ, đầy đủ tiện nghi và được sắp xếp theo mô đun gọn gàng, không thua kém gì kiểu nhà xây dựng truyền thống.

Thêm sau đó, khi sử dụng tấm panel làm vách ngăn phòng, tường bao bên ngoài hoặc mái sẽ giúp công trình nhà lắp ghép tiết kiệm tối đa chi phí điện năng tiêu thụ cho các thiết bị làm mát. Bởi vật liệu được sản xuất trong dây truyền hiện đại tiên tiến, có khả năng cách nhiệt, bảo ôn, chống thấm thoát nhiệt ra môi trường bên ngoài.

Đặc điểm cấu tạo của nhà lắp ghép 

Dù nhà lắp ghép 1 tầng, 2 tầng hoặc 3 tầng cũng đều có cấu tạo các phần như sau: 

  • Hệ thống khung, cột kèo và hệ xà gồ, các vật tư được làm từ thép CT3 và thanh nhôm U mạ kẽm.
  • Hệ thống mái được lợp bằng tôn cách nhiệt, chống sét cao, có sóng độ dày dao động từ 50 – 100mm.
  • Hệ thống gioăng chống bão đảm bảo an toàn cho công trình, kể cả người sử dụng tránh khỏi các trường hợp gió lốc hoặc giông bão.
  • Hệ thống máng nước lắp đặt gần dưới khu vực tầng mái có tác dụng dẫn nước ra bên ngoài.
  • Hệ thống tường bao che, vách ngăn sử dụng tấm panel được cấu tạo bởi lõi cách nhiệt như EPS, PU, Glasswool, Rockwool và bề mặt là 2 lớp tôn mạ màu có khả năng cách nhiệt, chống nóng rất tốt.
  • Hệ thống cửa sổ và cửa đi, được làm bằng cửa nhôm kính. Hoặc nhiều khách hàng yêu cầu thi công cửa panel để cho đồng bộ và tăng thêm tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Phương án thi công nhà lắp ghép đúng chuẩn kỹ thuật 

Thi công nhà lắp ghép sẽ được thực hiện bởi các bước như sau, để có một ngôi nhà chắc chắn, đảm bảo tính thẩm mỹ cao chúng ta cần thực hiện đúng theo những bước dưới đây:

Chuẩn bị nguyên vật liệu thi công nhà lắp ghép

  • Hệ thống phụ kiện, cột, kèo, hệ xà gồ.
  • Tấm panel độ dày, kích thước và tỷ trọng theo yêu cầu của khách hàng.
  • Tôn lợp mái 3 lớp, khung cửa, phụ kiện
  • Các dụng cụ khác như: đinh, vít, máy cắt panel, máy khoan, keo silicon…Độ bảo hộ, dây an toàn, gang tay

Quy trình thi công nhà lắp ghép

Bước 1: Khảo sát thi công công trình

Kiểm tra vị trí, bề mặt cần thi công, tiến hành chỉnh sửa các bộ phận, vị trí không phù hợp tại vị trí thi công

Bước 2: Lắp đặt khung sườn

Khung nhà được hoàn thiện bằng thép nhẹ toàn khối với các chi tiết như cột kèo, giằng được liên kết bằng vít hoặc bulong, thép được sử dụng là loại thép CT3 mạ kẽm.

Dùng xà gồ để cố định khung, dựng theo thứ tự từ những trụ chính sau đó thả cây xà gồ và kèo mái. Sử dụng ốc vít khoan và cố định bằng đinh tán.

Bước 3: Lắp đặt phần mái nhà 

Lựa chọn tấm tôn đúng kích thước và đưa từng tấm lên trên mái nhà và ghép các tấm cần phải chính xác tuyệt đối để không phải gặp tình trạng hở sẽ bị mưa nắng chiếu vào.

Dùng vít và khoan bắn lên vị trí cần cố định tôn với hệ thống khung xà gồ. Đồng thời sử dụng giằng chống bão để đảm bảo ngôi nhà được an toàn tuyệt đối trước mọi thời tiết.

 Bước 4: Dựng tường và vách panel

Lựa chọn tấm có kích thước phù hợp theo từng vị trí, sau đó đặt thẳng đứng tấm panel xung quanh các thanh trụ. Tiếp theo dùng vít bằng xuyên qua tấm để cố định tấm và khung xà gồ.

Thực hiện lần lượt cho đến khi kết thúc vị trí tường, vách đảm bảo độ vách phải đạt kín khít và các tấm đặt sát nhau mà không được tạo ra điểm hở.

Bước 5: Lắp đặt hệ thống cửa sổ và cửa chính

Sử dụng tấm panel để làm cửa hoặc cửa nhôm kính theo yêu cầu, lắp đặt vào các ô cửa theo bản vẽ thiết kế.

Bước 6: Lắp đặt sàn nhà

Nguyên tắc khi làm nền nhà phải tạo độ nghiêng từ 3 đến 10 độ để thoát nước cho dễ dàng. Thêm vào đó, sàn nhà được lát theo từng ngóc ngách, kĩ lượng  để tạo đô thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Bước 7: Kiểm tra, nghiệm thu công trình và bàn giao

Sau khi thực hiện đầy đủ các bước trên, cần phải rà soát kiểm tra các mối nối của tấm panel. Sử dụng silicon dán lại các góc cạnh và rặn lại vít.

Để công trình có chất lượng tốt, đảm bảo tốt nhất khi vào sử dụng. Việc nghiệm thu trước khi bàn giao là điều vô cùng quan trọng để không bỏ qua sai sót nào.

Lưu ý trong quá trình sử dụng nhà lắp ghép 

  • Thi công nhà lắp ghép không giống như xây dựng nhà kiên cố bằng xi măng cát, thép vì thế quy trình thi công phải được chặt chẽ, phải thường xuyên kiểm tra để tránh những rủi ro và có hướng giải quyết kịp thời.
  • Cần thực hiện theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, cảnh báo không được lơ lài và làm sai trái trong hướng dẫn sử dụng.
  • Tuy theo thiết kế ngôi nhà mà lựa chọn tấm panel có độ dày, kích thước và tỷ trọng phù hợp để đảm bảo công trình xây dựng một cách chắc chắn, bền, đẹp và chống chọi lại mọi thời tiết khắc nghiệt.
  • Các khung sườn, phụ kiện cũng nên lựa chọn loại dày, chống han gỉ, để đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình.
  • Bắt buộc phải có giằng chống bão, vì Việt Nam là nước có thời tiết vô cùng phức tạp để đảm bảo cho ngôi nhà và người sử dụng tránh những rủi ro.
  • Sử dụng hệ thống máng nước đạt tiêu chuẩn cao, để đảm bảo ngôi nhà không bị dột, thấm nước vào bên trong.

Thông tin trên sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về phương án thi công nhà lắp ghép, Nếu quý khách có nhu cầu hay bất kỳ thắc mắc nào về thi công nhà lắp ghép bằng panel, hãy liên hệ với chuyên gia để được tư vấn nhanh nhất.

One Reply to “Biện pháp thi công nhà lắp ghép đúng chuẩn kỹ thuật”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *