Thang máy gia đình được xem là biểu tượng của sự hiện đại, an toàn, sang trọng, nó không chỉ gắn kết con người lại với nhau mà nó còn là phương tiện thể hiện sự phát triển vượt bậc của khoa công nghệ. Điều quan trọng nhất của thang máy đó là cần hoạt động bền bỉ, êm ái, an toàn với phong cách của công trình, điều đó cũng phụ thuộc rất lớn vào quy trình lắp đặt thang máy gia đình của đơn vị thi công. Vì vậy trong bài viết này hãy cùng tìm hiểu quy trình lắp đặt thang máy nhé!
Tư vấn cụ thể vị trí lắp đặt thang máy gia đình
Có nhiều vị trí phù hợp để lắp đặt thang máy gia đình, vì vậy gia chủ nên nhờ sự tư vấn của đội ngũ chuyên gia để chọn được vị trí tốt nhất.
- Lắp đặt ngoài trời: Đây là vị trí thường được nhiều gia chủ lựa chọn, nếu như ngôi nhà có diện tích ở bên ngoài đủ lớn. Khách hàng có thể tối ưu được không gian sử dụng bên trong nhà nếu như lắp đặt thang máy theo cách này. Ngoài ra khi lắp đặt thang máy theo kiểu này, cũng là một ý tưởng thú vị khi các thành viên vừa có thể di chuyển vừa có thể ngắm khung cảnh ở bên ngoài.
- Lắp đặt cạnh cầu thang bộ: Khi lắp đặt tại đây chúng ta có thể tận dụng khoảng không ở gần cầu thang bộ để lắp đặt thang máy nhằm tiết kiệm diện tích. Khi lắp đặt theo kiểu này phần giếng trời giữa thang bộ vẫn sẽ được giữ nguyên tạo ra sự thông thoáng dành cho ngôi nhà.
- Lắp đặt cuối cầu thang bộ hoặc các bị trí gần kề cầu thang bộ: Lắp đặt tại vị trí được xem là khá thông minh, bởi nó sẽ che đi góc chết tại khu vực quanh cầu thang bộ. Toàn bộ thiết kế độc đáo của cầu thang bộ vẫn sẽ được giữ nguyên vẹn mà không lo bị ảnh hương khi thi công lắp đặt thang máy.
- Góc nhà và vị trí có kết nối với hành lang giữa các tầng: Không gian góc nhà sẽ trở nên rất đáng chú ý với sự hiện diện tinh tế và trang nhã của thang máy gia đình. Hay những vị trí kết nối với hành lang các tầng khi lắp đặt thang máy tạo nên một tổng thể hài hòa và sang trọng.
Quy trình lắp đặt thang máy gia đình cơ bản
Thực hiện đúng quy trình lắp đặt thang máy gia đình sẽ giúp gia chủ sở hữu một thiết bị thang máy lý tưởng, công năng sử dụng được tối ưu. Những bước thực hiện thi công lắp đặt thang máy sẽ theo tuần tự như sau:
Bước 1: Chuẩn bị và và lắp các thiết bị trong thang máy gia đình
- Thực hiện chuyển các thiết bị như: Cabin, máy kéo, khung, rail đối trọng, tủ điện, channel và hố thang máy sau khi đã lắp đặt xong giáo.
- Tiến hành các bước sắp xếp các thiết bị vào đúng vị trí thi công và thả dây rọi định vị. Sau đó kiểm tra các vấn đề như vị trí đặt rail cabin, cửa tầng, rail đối trọng và máy điều tốc thật chính xác.
- Lắp đặt đường rail từ dưới lên trên và các thanh rail này sẽ được cố định bởi basket ở giữa rail liên kết và bê tông ở quanh hố thang máy.
- Sau khi lắp đặt rali xong, bắt đầu thực hiện lắp đặt khung cabin và đối trọng của thang. Chú ý nên thêm vào khung cabin tải đối trọng nhằm cân bằng và tải trọng thang. Sau đó tiến hình đưa máy kéo và khung thang vào đúng vị thi cần thi công.
Bước 2: Lắp khung cabin thang máy
- Dùng máy kéo và tay quay để đưa khung cabin lên xuống, lắp đặt cửa tầng, bao chê cửa tầng. Chú ý cần phải thực hiên đúng quy trình lắp đặt thang máy gia đình theo trình tự lên xuống.
- Bên thi công cần thông báo cho chủ đầu tư để tiếp tục thi công chèn mặt cửa sau khi hoàn thành việc lắp đặt cửa tầng. Các ô cửa tầng cũng được đặt song song với công trình và chèn cửa.
- Vệ sinh toàn bộ hệ thống hố ga trước khi lắp vách, nóc, hộp số, zcabin. Khi cần thiết, tiếp tục kiểm tra các thông số kỹ thuật. Cả hai phải được thêm vào đồng thời để cân bằng tải trọng cabin với tải trọng đối trọng.
Bước 3: Hoàn thành quy trình lắp đặt các thiết bị điều khiển
- Toàn bộ hệ thống sẽ được vệ sinh lần cuối sau khi lắp đặt thiết bị thang máy và sau đó bàn giao cho bộ phận điện lực tiến hành lắp đặt.
- Thực hiện các công việc cần thiết, bao gồm nối tổ điện, máy kéo, bộ nguồn, nối dây dọc hố và nối dây cabin. Lắp đặt bảng điện, bật công tắc và tắt nguồn trước khi tiến hành chạy thử với tốc độ chậm. Căn chỉnh lại nếu có sự cố và hệ thống điện bị trục trặc.
Bước 4: Chạy thử thang máy và bàn giao lại cho chủ đầu tư
- Trước khi chuyển sang chế độ đủ tải phải cho thang chạy thử ở chế độ không tải. Khi thang dừng lại tiến hành căn bậc theo từng tầng. Cần khoảng ba ngày để chạy thử nghiệm. Sau đó, để chuẩn bị cho việc kiểm tra cũng vậy, hãy tiến hành vệ sinh lại toàn bộ hệ thống nếu thiết bị thang máy đang chạy ổn định.
- Bên thi công sẽ thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư trước 3 ngày khi tiến hành nghiệm thu. Bên thi công cũng chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn toàn bộ quá trình sử dụng thang và cứu hộ thang sau khi hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư.
Ngoài việc bên thi công thực hiện đúng quy trình lắp đặt thang máy gia đình, thì để thang máy hoạt động bền bỉ, lý tưởng, khách hàng cũng cần sử dụng thang máy sao cho đảm bảo và an toàn nhất.
Kết luận
Trên đây là những thông tin về quy trình lắp đặt thang máy gia đình mà chúng tôi muốn gửi đến khách hàng tham khảo. Nếu như khách hàng cần được tư vấn lắp đặt thang máy cụ thể, hay cần bảo trì bảo dưỡng thang máy hãy liên hệ với công ty chúng tôi để được nhận tư vấn cụ thể nhất nhé!